Hotline 0909 678 416 (Miền Bắc) - 0909 75 79 72 (Miền Nam) [email protected]
  • Vấn Đề Xã Hội

  • “Học Đại” Đại Học
  • “Học Đại” Đại Học

  • Vào ĐH vì thật sự…chẳng biết làm gì! Bạn vẫn có thể làm công việc mình đam mê mà không cần phải đi qua con đường lấy cho được tấm bằng đại học! Đó là một trong nhiều thông điệp thú vị mà bộ phim “Lò đào tạo quái vật” (Monsters University) gửi gắm đến các bạn trẻ. Miễn là ước mơ và mục đích sự nghiệp của bạn vẫn khắc sâu trong đầu và hằng ấp ủ trong tim, thì việc chạm tới điều bạn khao khát là hoàn toàn có thể. Đó là cảm nhận của tôi sau khi xem bộ phim hoạt hình thú vị này. Học đại học, với không ít bạn trẻ, thường đồng nghĩa với việc: tôi không biết làm gì với cuộc đời tôi, vì vậy, tôi đi vào trường! Đó là “chiến thuật” trì hoãn khéo léo của những người không biết được họ thật sự muốn gì trong cuộc đời. Nhưng hãy nhớ rằng, một khi bạn không rõ mục đích cuộc đời, ước mơ sự nghiệp, điểm mạnh bản thân… thì việc vào “hang trú ẩn” đại học không giúp bạn giải quyết được vấn đề. Nếu bạn không đi học đại học và bắt đầu đi làm từ tuổi 18 (có rất nhiều việc bạn có thể làm mà không cần tấm bằng đại học), bạn có thể trải qua nhiều công việc khác nhau để chọn cho mình một công việc phù hợp. Còn nếu bạn bắt đầu đi làm từ năm 23 tuổi sau khi tốt nghiệp đại học, thì cơ hội thử nghiệm công việc của bạn giảm đi rất nhiều, vì lúc này, bạn rất sợ rủi ro bởi mang vác gánh nặng tấm bằng đại học trên lưng. Bạn hoàn toàn có thể đi làm và học tập ở trường đời ngay trong chính công việc bạn làm, hoặc học đại học nếu thật sự lúc bấy giờ bạn thấy cần thiết với nhiều cơ chế học đại học thoáng như hiện nay: học từ xa, học tại chức để vừa học vừa làm, hoặc học các chương trình ngắn hạn phục vụ công việc. Hãy xem con đường đi lên và đạt...
  • Xem thêm...
  • Nick Vujicic – cơ hội cho người khuyết tật tại Việt Nam?
  • Nick Vujicic – cơ hội cho người khuyết tật tại Việt Nam?

  • Trong sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam, có một số người đặt câu hỏi thay cho người khuyết tật Việt Nam rằng: “Ở Việt Nam cũng có rất nhiều người chiến thắng số phận, thậm chí kỳ công hơn cả Nick, sao không được nói đến như Nick?” Thậm chí có người còn nghĩ, nếu Nick ở Việt Nam, chưa chắc anh gặt hái được thành quả rực rỡ như vậy vì người khuyết tật Việt Nam chỉ việc mưu sinh thôi là đã “long đong, lận đận” gấp nhiều lần Nick rồi. Không thể phủ nhận rằng, cái nhìn về người khuyết tật ở Việt Nam chưa được nhân văn cho lắm. Đã từ lâu, tại các quốc gia phát triển, người ta không còn dùng từ “handicapped” – tức “người tật nguyền” nữa, mà họ dùng từ “disabled” – tức “người không thực hiện được một số khả năng”. Với cái nhìn như vậy, người ta đào sâu hơn vào những giá trị bên trong của một con người chứ không chỉ nhìn vào sự nguyên vẹn hay khiếm khuyết về thể chất bên ngoài. Do đó, cơ hội được nhìn nhận, được đánh giá cao của người khuyết tật ở những nước phát triển tốt hơn ở nước ta nhiều. Từ khác biệt về nhận thức như vậy dẫn đến việc các điều kiện sống của người khuyết tật ở các nước ấy thuận lợi hơn, nhất là khi họ đến những nơi công cộng, sử dụng các phương tiện công cộng; hay trong học tập, sinh hoạt và vui chơi, họ được tham gia chung với những người bình thường khác. Chính điều đó đã giúp nuôi dưỡng trong họ lòng tự trọng – phẩm giá quan trọng nhất để con người có thể tự tin và bản lĩnh trong cuộc đời. Ở Việt Nam, khi một người khuyết tật nhận được sự giúp đỡ từ người khác hoặc từ xã hội, họ được xem như “nhận ơn” hoặc “được ban ơn”. Đây chính là cách mài mòn lòng tự trọng nhanh nhất. Cho dù họ làm việc và nhận thù lao xứng đáng với công việc của mình, cho dù khi họ nhận...
  • Xem thêm...
  • Mua sắm khôn ngoan
  • Mua sắm khôn ngoan

  • Chúng ta đang mua sắm kiểu gì? Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại cách chi tiêu của bản thân và gia đình mình khi tình hình lạm phát là có thật, thu nhập ngày càng khó khăn nhưng chi tiêu thì không dễ cắt giảm. Trong cuộc sống, khó nghĩ nhất là khi phải trả lời câu hỏi “CÓ – KHÔNG”. Nghĩa là bạn không thể dứt khoát “Tôi sẽ không chi tiêu để tiết kiệm tiền” hay “Tôi vẫn sẽ mua sắm như thể khó khăn là vấn đề của…cả nền kinh tế. Cá nhân tôi thì ảnh hưởng bao nhiêu”. Cách làm khôn ngoan nhất chính là tự điều tiết việc chi tiêu cho phù hợp với thu nhập của bản thân. Ngày nay, shopping được xem như một cách giải trí, xả stress cho những người có thu nhập cao đồng thời cũng là “cơn nghiện” của những người thu nhập không bao giờ bắt kịp nhu cầu, nên các nhà kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị được dịp thỏa sức vẫy vùng. Tấn công vào túi tiền của người tiêu dùng, họ có cả “công nghệ” khai thác tâm lý người tiêu dùng. Một cái hắt hơi của người tiêu dùng cũng được họ thu vào tầm mắt. Một động tác chọn lựa cũng được tán thưởng. Và cứ thế, một bên liên tục móc hầu bao, một bên hưởng lợi nhờ sự sáng tạo dựa trên nhu cầu của người khác. Và khi hầu bao cạn, người ta mới bắt đầu đặt câu hỏi tại sao? Đơn giản, câu trả lời là do quan điểm về giá trị sống của người dân đã thay đổi. Ngày nay, người ta có xu hướng theo đuổi những giá trị vật chất có thể dễ dàng phô diễn ra bên ngoài hơn. Chẳng hạn như mặc một cái áo đắt tiền, xuất hiện ở những nơi sang trọng, dùng những câu chữ xì-tai hơn… Những giá trị dạng này dễ “vun tiền mua”, còn giá trị từ bên trong con người lại cần thời gian “vun đắp”. Mua một chiếc xe đắt tiền dù sao cũng dễ hơn việc tạo sức hút từ nội lực...
  • Xem thêm...
  • Bí quyết cân bằng đời sống cho phái đẹp
  • Bí quyết cân bằng đời sống cho phái đẹp

  • Phụ nữ trong đời sống hiện đại ắt hẳn lo lắng và mỏi mệt trước nhiều áp lực cuộc sống. Họ bị đòi hỏi phải công-dung-ngôn-hạnh, phải giỏi việc nước-đảm việc nhà, phải là vợ hiền – dâu thảo – mẹ đảm đang… Vậy với 24 giờ trong một ngày, phụ nữ làm sao có thể gánh hết khối công việc có vẻ như gấp ba gấp bốn trước đây, mà thái độ vẫn vui vẻ và tích cực? Stress ngày càng hiện rõ trên gương mặt người phụ nữ hiện đại. Vui vẻ lãnh nhận trách nhiệm cuộc sống Phần lớn sự cực khổ, hay đau đầu trong đời sống là do ta… tự chuốc vào thân. Tin hay không tùy bạn! Nhưng có những người phụ nữ lập gia đình, thế mà vẫn ước mơ “sống tự do” như thưở còn con gái! Vì vậy, việc chăm sóc cho gia đình hóa thành “đầy ải” chứ không tạo chút niềm vui nào cả. Hay cả việc có con là một sứ mạng thiêng liêng của phụ nữ, thế nhưng có một số bạn vẫn mong muốn “thoải mái như xưa” cho dù trách nhiệm của mình giờ đã hoàn toàn khác trước. Chính việc không chấp nhận sự thay đổi, không chịu điều chỉnh suy nghĩ và nhận thức dù đã trưởng thành đã làm nhiều bạn nữ khổ sở trước cuộc sống, và cũng dễ hiểu nếu họ thấy “đời là bể khổ”. Tìm thấy niềm vui trong công việc Khi tôi hỏi nhiều bạn gái tham dự các buổi hội thảo câu: Bạn đi làm để làm gì? Hầu hết bạn gái đều trả lời: để kiếm tiền, để tự lo cuộc sống và không mang tiếng “ăn bám”, để khẳng định bản thân “nữ nhi chi chí”… Hiếm có bạn nào trả lời: đi làm vì niềm vui, đi làm vì thấy thích đi làm, đi làm vì đó là công việc mình yêu thích. Chỉ khi nào ta làm công việc mình yêu thích, hoặc yêu thích công việc mình đang làm thì ta mới hứng thú với cuộc sống hơn. Đó cũng là một bí quyết để tìm thấy cân bằng trong...
  • Xem thêm...
  • Cạnh Tranh hay Thù Địch
  • Cạnh Tranh hay Thù Địch

  • Trong thế giới Hy Lạp cổ đại, hoàng tử trẻ tuổi của thành Troy là Paris đã phải lòng nàng Helen xinh đẹp – Nữ hoàng xứ Sparta. Dù cha của Paris là vị vua đáng kính Priam đã phải nỗ lực suốt đời để gìn giữ nền hòa bình mong manh với đế chế Hy Lạp hùng mạnh nhưng anh đã bỏ ngoài tai tất cả và mang Helen đi. Tình yêu vụng trộm giữa hai người đã châm ngòi cho một cuộc chiến tàn phá cả cuộc sống bình yên của dân tộc. Việc Paris đưa Helen trốn khỏi chồng nàng là vua Menelaus là một điều sỉ nhục không thể chấp nhận được. Vì danh dự chung của hoàng tộc, xúc phạm Menelaus đồng nghĩa với việc khiêu khích anh trai của ông là Agamemnon, vị vua quyền năng xứ Mycenaeans, người đã quy tụ tất cả các bộ tộc Hy Lạp để giành lại Helen từ tay kẻ thù, nhằm bảo vệ danh dự cho em trai mình. Thực ra, đó chỉ là cái cớ Agamemnon chiếm lấy thành Troy để nắm quyền kiểm soát Aegean, đảm bảo quyền lực tối cao của đế chế hùng mạnh. Agamemnon đã kêu gọi những đồng minh như huyền thoại Odysseus và Achilles tham gia cuộc chiến. Đó là nội dung chính của bộ phim Troy (tựa Việt “Anh hùng thành Troy”). Chủ nghĩa anh hùng xuyên suốt từ đầu đến cuối bộ phim qua những nhân vật như Hector, Achilles, Patroclus… Trong đó, có một đoạn ngắn mô tả cảnh Priam – vua thành Troy đến gặp Achilles xin lại xác con trai mình là hoàng tử Hector là đoạn khiến tôi nhớ nhất. Người anh hùng Achilles không hào hứng lắm với cuộc chiến, nhưng khi người em họ yêu quý Patroclus bị mất mạng dưới tay vị hoàng tử thành Troy là Hector vì lầm tưởng đó là Achilles thì cơn giận của anh đã lên đến cực điểm, và anh không mong muốn gì hơn là một cuộc chiến một mất một còn với Hector. Và Hector đã thua trong trận chiến này, xác của anh đã bị kéo lê về doanh trại của...
  • Xem thêm...
  • Câu chuyện Đại Học (p2)
  • Câu chuyện Đại Học (p2)

  • Chưa bàn đến chất lượng đào tạo của đại học nước ta hiện nay, chỉ lý thuyết suông mà nói thì đào tạo đại học là tạo ra những con người có thể làm được những công việc chuyên môn mà xã hội cần như: bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, nhà báo, nhà tiếp thị, kế toán… Nhưng để một người vào đời thành công thì cần nhiều yếu tố khác ngoài một lĩnh vực chuyên môn, đó là sự phát triển các mặt như: trí tuệ, tâm linh, quan hệ xã hội, gia đình, sức khỏe, tài chính, sự nghiệp… Như vậy chúng ta thấy, nếu chỉ dựa vào đào tạo đại học không thôi thì thiếu rất nhiều mặt khác để một người có thể bước vào đời vững vàng, chứ chưa nói đến chuyện thành công. Xét cho cùng, đào tạo đại học chỉ là nền tảng ban đầu cho việc tạo lập về mặt sự nghiệp và một phần nào đó về mặt tài chính, còn những mặt khác thì chúng ta phải học ở một nơi khác, bằng một cách khác. Như vậy, đào tạo đại học dù có chất lượng cao thì vẫn chưa “bao phủ” được các mặt thiết yếu cho sự phát triển toàn diện một con người. Xét về một mặt nào đó thì đào tạo đại học biến con người thành nô lệ của việc kiếm đồng lương, còn những mặt khác trong cuộc sống thì vô cùng khiếm khuyết. Điều này được tác giả Robert Kiyosaki đề cập và phân tích rất rõ trong những cuốn sách Cha giàu, cha nghèo (Rich Dad, Poor Dad). Học xong một chương trình đại học tốt xem ra vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết, và sinh viên phải thấy sự cấp thiết của việc bổ sung nhiều kiến thức và hiểu biết khác. Một sự thật mà có nhắm mắt lại chúng ta vẫn nhìn thấy ở Việt Nam, đó là: phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường hầu như làm những công việc không đúng chuyên ngành họ được đào tạo. Không ít những bạn cầm tấm bằng đại học trên tay mà ngơ ngác,...
  • Xem thêm...