Sợ thất bại đôi khi chính là nguyên nhân khiến chúng ta đánh mất đi các cơ hội thành công trong cuộc sống. Vậy nên nếu có thể biết cách vượt qua được nỗi sợ này, bạn sẽ bước ra được khỏi vùng an toàn và nhận được nhiều bài học quý báu. Giúp bản thân có cái nhìn khác hơn về cuộc đời. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng chuyên gia Quách Tuấn Khanh tìm hiểu các phương pháp giúp con người thoát khỏi tâm lý sợ thất bại nhé!
Tổng quan về nỗi sợ thất bại
Dưới đây là một số thông tin về sợ thất bại mà bạn có thể đọc và tham khảo, cụ thể:
Dấu hiệu nhận biết
Sợ thất bại không chỉ đơn giản là một cảm giác lo lắng, bất an thông thường. Mà những người gặp phải vấn đề tâm lý này thường sẽ bị ám ảnh, sợ hãi hoặc thậm chí là bị nỗi sợ chi phối và làm cho họ đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau. Dẫn đến những hành vi không phù hợp, các dấu hiệu nhận biết những người bị tâm lý sợ thất bại gồm:
- Cảm xúc lo lắng là bản thân sẽ thất bại trong mọi tình huống kể cả những việc làm nhỏ và dễ thực hiện nhất.
- Liên tục tránh né những điều có thể dẫn đến thất bại tuy rằng đó là cơ hội để họ có được những cơ hội đáng quý.
- Luôn trì hoãn tất cả những dự định và kế hoạch vì lo lắng rằng bản thân sẽ thất bại,..
Dấu hiệu nhận biết sợ thất bại
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân có thể gây ra tâm lý sợ thất bại gồm có:
- Trải nghiệm tiêu cực đã từng trải qua: Tâm lý sợ thất bại có thể đến từ những trải nghiệm tiêu cực của người mắc phải như phá sản, không đậu đại học, vỡ nợ,..
- Giáo dục gia đình: Áp lực từ phía gia đình về việc thành công và không cho phép con cái của họ thất bại là những yếu tố trong giáo dục khiến họ mắc phải tâm lý này.
- Áo lực cuộc sống: Những người mắc phải tâm lý sợ thất bài cũng đa phần là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người người trưởng thành. Bởi đây là độ tuổi họ phải đối mặt với nhiều thay đổi và áp lực trong cuộc sống nên đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra tâm lý này.
Hệ quả
Sợ thất bại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của con người như:
- Giảm thiểu các phẩm chất liên quan đến lãnh đạo như truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới.
- Phát triển một môi trường làm việc độc hại nơi mà chủ nghĩa hoàn hảo hay cầu toàn được đưa lên hàng đầu.
- Thiếu niềm vui và sự viên mãn trong cuộc sống.
- Mất tự tin.
- Bỏ qua các cơ hội phát triển.
- Thiếu khả năng thích ứng với môi trường xung quanh và đổi mới cần thiết khi cần có sự thay đổi lâu dài.
Hệ quả của việc sợ thất bại
Top 5+ cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ thất bại, sau đây hãy cùng chuyên gia Quách Tuấn Khanh tìm hiểu 5 cách giúp bạn đánh bại tâm lý này nhé!
Thay đổi suy nghĩ
Bạn cần phải hiểu rằng thất bại hay không đều chủ nằm trong suy nghĩ của bạn. Như Henry Ford đã nói: “Cho dù bạn nghĩ là bạn có thể hay bạn không thể thì bạn đều đúng hết”. Điều này có nghĩa là bản chất của mọi vấn đề đều nằm hết trong chính suy nghĩ của bạn chứ không phải một ai khác.
Do đó đừng nghĩ đến việc thất bại sẽ là điểm kết thúc mà hãy xem như đây là một cơ hội, bài học cũng như là kinh nghiệm quý báu để bản thân ngày một trưởng thành và tiếp tục nỗ lực hơn cho tương lai. Nếu bạn là người thất bại khi khởi nghiệp ở lần đầu tiên thì hãy cố gắng hơn cho những lần sau.
Bởi không hẳn những lần thất bại trước đó có nghĩa là bạn không thể khởi nghiệp thành công trong tương lai.
Ghi nhận sự cố gắng
Hãy chia nhỏ các mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai ra. Bên cạnh những kết quả mà bạn đã nỗ lực để có được sẽ cảm thấy bản thân nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc hơn thay vì để nỗi sợ thất bại làm chủ mình. Vậy nên hãy dành thời gian để đánh giá lại về những điều mà bạn đã làm trong quá khứ và có thể làm trong tương lai để vượt qua thử thách nhé.
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Nếu không cảm thấy chắc chắn rằng bản thân sẽ nhận được kết quả gì khi cố gắng thì chứng sợ thất bại sẽ là một điều đáng để lo lắng. Vậy nên hãy dành thời gian để vạch ra những kết quả tốt đẹp mà bạn có thể đạt được trong tương lai gần và chấp nhận thử thách để giúp bạn thân dũng cảm hơn. Một số phương pháp giúp bạn nghĩ đến những điều tốt đẹp có thể áp dụng như:
- Tìm một giải pháp mang tính xây dựng khi gặp căng thẳng và lo âu như tập thể dục, thiền, sáng tạo nghệ thuật,…
- Nhận biết và phá vỡ những chu kỳ suy nghĩ tiêu cực trong bạn.
- Làm việc thông qua những niềm tin để hạn chế tác nhân có hại đến bạn.
- Thực hành tự nói chuyện tích cực để tăng cường tự tin,…
Cách vượt qua nỗi sợ thất bại
Lên kế hoạch dự phòng
Lên một kế hoạch dự phòng là một phương pháp không bao giờ là thừa và đó là phao cứu sinh của bạn khi rơi vào bế tắc. Có câu rằng: “ Hãy luôn hy vọng về những điều tốt đẹp và chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất”. Vậy nên việc chuẩn bị những kế hoạch dự phòng sẽ cho bạn dũng khí để tiến lên phía trước.
Tập trung vào những điều mà bản thân có thể kiểm soát được
Phương pháp cuối cùng để bạn đánh bại nỗi sợ thất bại đó là hãy tập trung và những điều mà bạn có thể làm tốt nó, hoặc kiểm soát được như là nỗ lực, thái độ của bản thân. Thay vì lo lắng về những điều nằm ngoài khả năng thì điều này sẽ giúp bạn duy trì được một tâ lý tích cực và động lực để theo đuổi mục tiêu của bản thân.
Kết luận
Sợ thất bại không phải là điều gì xấu mà chúng chính là cơ hội để bạn thử thách bạn thân và trở nên mạnh mẽ hơn. Việc chấp nhận và vượt qua được nỗi sợ tâm lý này là một phần của cuộc sống, thực hành tha thứ cho bản thân. Không suy nghĩ tiêu cực và giúp bạn lấy lại động lực bước tiếp trên con đường thành công. Hãy tin tưởng vào khả năng cũng như bản thân của mình để ngày một phát triển nhé!
- Bỏ thói quen xấu – Phương pháp giúp bạn chinh phục tương lai - 28 Tháng chín, 2024
- Cách Giải Quyết Trong Trường Hợp Bị Người Khác Đổ Lỗi - 28 Tháng chín, 2024
- Những Điều Cần Biết Về Quản Trị Rủi Ro Trong Cuộc Sống - 28 Tháng chín, 2024